Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Tốt Nhất?

Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Tốt Nhất? Đau dạ dày nên ăn uống gì và kiêng ăn uống như thế nào cho hợp lý? Trong bài viết này sẽ chia sẻ những điều bạn chế độ ăn uống phù hợp khi bạn đang bị bệnh dạ dày chẳng hạn như viêm niêm mạc dày dày hay loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn hp dương tính kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh dạ dày để không còn cảm giác các triệu chứng của đau dạ dày như đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu…

Nguyên tắc trong ăn uống khi bị đau dạ dày là gì?

Dưới đây những nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của bệnh dạ dày giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn

– Tránh kích thích sự tiết axit dạ dày quá nhiều

– Tận dụng các thực phẩm có khả năng trung hòa tính axit dịch vị dạ dày

– Tránh ăn quá no làm dạ dày căng

–  Ăn uống thực phẩm chứa dưỡng chất giúp vết loét mau lành

Thực phẩm nên ăn khi đau dạ dày

Đau dạ dày nên ăn uống gì?

– Thực phẩm giàu đạm: Thức ăn giàu đạm được xem là chất đệm tạm thời đề trung hòa axit dịch vị dạ dày, nhưng nó cũng kích thích sự tiết gastrin và pepsin. Sữa được sử dụng khi bệnh loét dạ dày mới xuất hiện và uống sữa được xem là cách tạo ra lớp áo khoác bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhưng uống sữa chữa loét dạ dày chỉ là giải pháp tạm thời không được khuyến khích sử dụng lâu dài.

– PH của thực phẩm: PH của thực phẩm cũng được xem là một yếu tố quan trọng. Thực phẩm được khuyến nghị không sử dụng ở bệnh nhân loét dạ dày khi có pH từ 1 đến 3 ( có pH thấp hơn pH của dịch dạ dày).

Cần chú ý: pH của nước cam và nước nho là từ 3,2 đến 3,6 và những loại nước uống không có cồn thường có pH từ 2,8 đến 3,5. Trên cơ sở hạn chế sự tiết axit trong dạ dày thì nước trái cây và nước uống không có cồn không bị hạn chế vì không gây tăng tiết axit, cũng không cản trở quá trình lành ổ loét dạ dày.

– Gia vị: Một vài loại gia vị có thể gây tổn thương lớp màng nhầy của dạ dày gây ra loét như bột ớt, ớt đỏ, tiêu đen, mù tạc, bột cà ry. Tuy nhiên một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn một lượng nhỏ ớt có thể có lợi cho dạ dày vì nó sẽ kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng ăn số ớt nhiều thì sẽ gây tổn thương lớp nhầy.

Bạn nên xem: 16 món ăn giúp giảm đau dạ dày

– Muối: các nghiên cứu cho thấy muối kích thích dạ dày, ruột. Sử dụng nhiều muối có nguy cơ cao bị mắc bệnh loét dạ dày. Vì vậy nên hạn chế ăn mặn.

Đau dạ dày nên ăn bổ sung chất gì?

bệnh nhân đau dạ dày nên bổ sung chất gì

– Axit béo thiết yếu

Các nghiên cứu gần đây cho thấy nên cung cấp đủ các axit béo thiết yếu, đặc biệt là Linoleic axit (omega- 3) vì các axit béo thiết yếu này sẽ được chuyển hóa thành prostaglandins của nhóm E (là một chất chống viêm), điều này giúp bảo vệ niêm mạc của đường tiêu hóa. Sử dụng chất béo bằng các món ăn từ cá trong các bữa ăn hàng ngày là rất tốt.

– Amino axit

Các amino axit  tham gia vào việc tái tạo mô của ổ loét nên được khuyến nghị cung cấp đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt golutamine là nguồn năng lượng chính của các tế bào niêm mạc dạ dày, vì vậy việc bổ sung từ 500 đến 1000mg mỗi ngày được khuyến nghị đối với bệnh nhân loét dạ dày, các thực phẩm có nhiều Glu ta min như Quả hạnh nhân, Hạt Hướng Dương, hạt mè, mầm lúa mì, phó mát loại cứng mịn…

– Khoáng chất

Kẽm: Kẽm rất cần thiết cho việc hồi phục mô tổn thương và có tác dụng bảo vệ chống việc tạo nên các ổ loét của dạ dày, tại Châu Âu kẽm được kết hợp với acexamic axit (một chất chống viêm) được dùng như một thuốc điều trị loét dạ dày. Hãy cố gắng bổ sung 25- 50mg kẽm / ngày.

Đồng: Có thể xảy ra thiếu đồng khi bổ sung kẽm kéo dài do cơ chế cạnh tranh hấp thu, vì vậy đồng cần được bổ sung với liều lượng 1 – 3mg / ngày.

– Vitamin A: Vitamin A cần thiết cho quá trình tái tạo lớp màng nhầy của dạ dày, tuy nhiên với liều sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ, trong các nghiên cứu cho thấy sử dụng 150.000 UI/ngày cần được cân nhắc vì với hàm lượng này có thể gây ngộ độc, đặc biệt gây dị dạng thai nhi ở các phụ nữ đang mang thai.

Sử dụng vitamin A liều thấp trong việc tái tạo mô loét của dạ dày chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến nghị đối với vitamin này hiện tại nên sử dụng những thực phẩm có nhiều beta-carotene như cà rốt, nước bắp cải, cải xoăn, rau xanh, trái Kiwi.

– Chất xơ

Đối với chất xơ được khuyến nghị bạn nên ăn ít nhất 25g / ngày, vì một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít chất xơ sẽ làm cho các ổ loét ở dạ dày chậm lành.

thực phẩm nên tránh khi đau dạ dày

Đau dạ dày nên kiêng ăn gì?

Rượu: Nước uống có chứa trên 40% cồn có thể gây tổn thương lớp tế bào bảo vệ mặt trong của dạ dày (màng nhầy). Lời khuyên chung là nên hạn chế rượu, đặc biệt là không uống lúc bụng đói và không sử dụng những loại rượu có nồng độ cao.

Thuốc lá: Thuốc lá sẽ làm chậm lành các ổ loét vì vậy bệnh nhân loét dạ dày được khuyên là nên bỏ thuốc lá.

Trà, cà phê: Cà phê và các thức uống có cà phê đều kích thích tăng tiết axit vì vậy ngưng uống trà, cà phê là lời khuyên hữu ích nhất đối với bệnh nhân bị loét dạ dày.

Aspirin và các thuốc tương tự thuốc chống viêm.Tránh sử dụng với với liều cao và nhiều lần vì thuốc sẽ gây tổn thương lớp màng nhầy của  dạ dày.

Cách ăn uống hợp lý khi bị đau dạ dày

– Ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Đặc biệt tránh tình trạng quá đói hoặc quá no, tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ (bữa ăn trước khi ngủ sẽ làm tăng tiết axit trong đêm)

– Ăn chậm, nhai kỹ

Dành thời gian cho thư giãn

– Tạo không khí vui vẻ trong các bữa ăn

– Điều phối công việc một cách hợp lý nhằm tránh tình trạng căng thẳng liên tục làm nguy cơ của sự hình thành ổ loét trong dạ dày.

Tránh thực phẩm kích thích sản xuất nhiều axit dịch vị dạ dày

– Tránh những thức ăn hoặc thức uống gây cảm giác khó chịu ví dụ như nước cam, các trái thuộc họ chanh, cam, các thức ăn có chứa cà chua bởi vì chúng có thể gây kích thích tiết axit trong dạ dày, mặc dù ở một số bệnh nhân không cảm thấy khó chịu gì khi sử dụng chúng.

– Bệnh nhân loét dạ dày có tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ lành các vết loét sẽ tốt hơn bệnh nhân suy dinh dưỡng.

Xem thêm: Cách trị viêm loét dạ dày tá tràng

5/5 - (5 bình chọn)

Viết Bình Luận

ZALO TƯ VẤN
GỌI ĐẶT HÀNG