Dứa là gì?

Dứa là gì? Vị ngọt cũng như hình dáng của loại trái cây nhiệt đới tên là dứa gần như là một điều vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Mặc dù nhiều người sẽ nghĩ về Hawaii khi nhắc về dứa, nhưng loại trái cây này lại không phải là loài bản địa của quần đảo này, mặc dù dứa hiện là một trong những cây trồng chính ở đây.

Loại trái cây nhiệt đới thơm ngon này tạo thêm vị ngọt cho thức ăn và các loại cocktail nổi tiếng như piña colada. Dứa cũng rất cần thiết để làm các món tráng miệng như món bánh dứa úp ngược cổ điển. Sơ chế dứa tươi thật dễ dàng nếu bạn biết cách cắt và chắc chắn dứa sẽ điểm thêm màu vàng sặc sỡ cho món tráng miệng của bạn.

Dứa là gì?

Dứa là gì?

Ananas comosus là tên thực vật của trái cây mà chúng ta gọi là dứa, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Christopher Columbus được ghi nhận là người đã phát hiện ra loại quả này khi ông tìm thấy trên đảo Guadeloupe vào năm 1493. Ngày nay, Hawaii chỉ sản xuất 10% sản lượng dứa trên thế giới.

Các quốc gia khác có nhiều đóng góp cho ngành công nghiệp dứa bao gồm Mexico, Honduras, Cộng hòa Dominica, Philippines, Thái Lan, Costa Rica và Trung Quốc.

Cây dứa là một loại cây thấp, có lá nhọn. Mất khoảng hai năm để loài cây này cho ra một quả dứa có màu vàng tươi, thịt xơ và có lớp vỏ được bao phủ bởi những “đôi mắt” rực rỡ. Dứa là một mặt hàng phổ biến trong các siêu thị, dứa thường được cắt nhỏ nên bạn có thể dễ dàng biết được lượng trái cây mà mình mua về, tránh trường hợp vỏ dày nhưng phần thịt lại không đáng kể, đương nhiên giá thành của loại trái cây này cũng vô cùng phải chăng.

Đọc tiếp: Lịch sử của Twinkies

Cách nấu ăn cùng dứa

Bạn có thể dùng dứa để làm rất nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các món như món tráng miệng, salad, món mặn và đồ uống. Dứa cũng là một nguyên liệu phổ biến khi chế biến thực phẩm trên khắp thế giới, nổi bật nhất là trong các món ăn của Mỹ, Châu Á và Caribe.

Mặc dù một số công thức yêu cầu dứa để nguyên miếng, có những công thức sẽ cần có nước ép dứa. Bạn có thể mua phiên bản chế biến sẵn của một trong hai loại này, mặc dù hương vị của dứa tươi luôn có một điều gì đó vô cùng đặc biệt. Khi sơ chế một quả dứa nguyên quả, bạn cần cắt bỏ phần cuống đầu tiên. Thông thường, bạn cần bổ quả dứa làm đôi hoặc tư rồi tiếp tục bổ nhỏ hơn.

Bạn cũng có thể cắt dứa thành lát tròn. Nhưng nếu bạn làm theo cách này thì việc loại bỏ phần cuống bên trong ruột dứa và phần vỏ mỏng bên ngoài khó khăn hơn. Bạn cũng có thể đặt dứa trên đĩa rồi cắt để giữ lại phần nước. Một lựa chọn thú vị để sơ chế dứa là cắt dứa thành hình thuyền, đây là một cách trang trí món ăn bắt mắt.

Dứa có vị như thế nào?

Dứa có hương vị của trái cây nhiệt đới, vừa ngọt vừa chua, luôn cho chúng ta cảm giác tràn đầy năng lượng khi thưởng thức. Có nhiều đường hơn ở phần gốc của quả dứa, vì vậy những miếng dứa cắt từ phần đó sẽ ngọt và mềm hơn.

Các công thức để chế biến dứa

Bạn sẽ tìm thấy nhiều công thức yêu cầu dùng dứa đóng hộp, có thể là dứa nguyên miếng, nghiền hay thái lát. Tuy nhiên, bạn có thể dùng dứa tươi để thay thế, và có một số công thức chế biến dứa tuyệt vời đáng để bạn thử.

Dăm bông Nướng Dứa

Bánh phô mai dứa không nướng

Sườn heo hun khói với dứa

Mua dứa ở đâu?

Dứa có bán quanh năm ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa, nhưng ngon nhất là vào mùa cao điểm từ tháng Ba đến tháng Bảy. Người nông dân thường chỉ cắt dứa khỏi cây khi chín, vì vậy bạn có thể ăn ngay sau khi mang về nhà.

Dứa thường dao động từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1 kí. Ngoài ra, giá sẽ thay đổi theo mùa, hoặc dứa cắt nhỏ đóng hộp sẽ đắt hơn so với dứa nguyên quả. Một số cửa hàng thậm chí sẽ gọt vỏ và bỏ lõi dứa cho bạn, và cũng có rất nhiều cửa hàng cung cấp dứa tươi cắt thành hình khối.

Chọn dứa khá dễ dàng. Hãy tìm những quả dứa có lá tươi và không có quá nhiều cuống. Quả phải nặng và đầy đặn, không có dấu hiệu mốc hoặc đốm mềm. Ngoài ra cũng nên kiểm tra phần mắt. Chúng phải sáng và bóng, không nhăn nheo và sẫm màu.

Cách bảo quản dứa

Khi mới nhìn bạn có thể sẽ nghĩ rằng vỏ dứa rất cứng cáp nhưng không hẳn vậy, loại quả này rất dễ bị dập hoặc bị thâm. Bảo quản dứa chưa cắt ở nhiệt độ phòng không quá hai ngày, nếu không dứa sẽ bớt ngọt và chua hơn.

Bạn cũng có thể cho dứa vào bọc thoáng khí rồi để trong tủ lạnh, cách làm này sẽ giúp dứa tươi ngon trong vòng 7 ngày. Để đảm bảo dứa sẽ ngon nhất có thể, hãy để nó ở nhiệt độ phòng trước khi ăn hoặc nấu. Bạn cũng có thể bảo quản dứa đã cắt trong nước ép để dứa tươi lâu hơn. Nếu bạn đựng dứa trong hộp kín rồi cho vào tủ lạnh, dứa sẽ không bị hư trong vòng vài ngày, còn nếu bạn cho vào tủ đông, bạn có thể bảo quản dứa của bạn trong vòng 6 tháng.

Phân loại

Loại dứa thường được tìm thấy nhiều nhất ở các siêu thị ở Hoa Kỳ và được trồng ở Hawaii thuộc loại Smooth Cayenne. Loại dứa này vừa chua mà vừa ngọt rất ngon, là một trong những loại dứa lớn nhất, thường nặng từ 2 đến 5 kí. Có ba loại dứa khác nhau. Dứa Abacaxi ngọt và ngon, nặng từ 1 đến 2 kí rưỡi. Dứa đỏ Tây Ban Nha thường được trồng nhiều nhất ở vùng Caribe và dứa Queen phổ biến ở Úc và Nam Phi.

Rating

Viết Bình Luận

ZALO TƯ VẤN
GỌI ĐẶT HÀNG