Viêm dạ dày hp ở trẻ em nguyên nhân từ đâu? Vi khuẩn hp có liên quan gì đến bệnh viêm dạ dày ở trẻ em? Tại sao bé lại dễ bị nhiễm vi khuẩn hp? Trẻ em nhiễm vi khuẩn hp không điều trị có được không?
Viêm dạ dày ở trẻ em nguyên nhân từ đâu?
Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP ít hơn, tỉ lệ này là 10% ở nhóm tuổi 10- 18 tuổi và lên tới 50-60% ở người trên 60 tuổi. [1]
Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 60- 80% trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP, do vậy việc chỉ định cho trẻ em làm các xét nghiệm phân, hơi thở, máu… để chẩn đoán nhiễm HP hay không. Nhìn con số ở trên cho thấy xác suất con bạn dương tính với HP là rất cao.
Vi khuẩn hp có liên quan gì đến bệnh viêm dạ dày ở trẻ em?
Khuẩn HP là 1 xoắn khuẩn gram âm, cư trú trong dạ dày người. Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP phát triển thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1-2% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm hay loét dạ dày.
Ở Việt Nam, ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có khoảng 80% phát hiện nhiễm vi khuẩn hp dương tính, nếu trước kia bệnh dạ dày chủ yếu được cho do ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý nhưng ngày nay nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày chính là vi khuẩn hp.
Chuyên gia nói về viêm dạ dày hp ở trẻ em
Tại sao bé lại dễ bị nhiễm vi khuẩn hp?
Cha mẹ nhiễm hp có thể là nguyên nhân chính khiến trẻ em xét nghiệm hp dương tính. Theo nghiên cứu “Cha mẹ là đối tượng lây nhiễm vi khuẩn hp cho trẻ là chủ yếu” Nguyên nhân cha mẹ truyền vi khuẩn hp sang cho con do khả năng vi khuẩn hp lây nhiễm từ người sang người rất cao. Do đó trẻ sẽ bị nhiễm vi khuẩn hp từ cha mẹ khi
+ Cha mẹ tiếp xúc qua hôn con trẻ
+ Chia sẽ đồ ăn chung với trẻ, dùng các vật dụng trong gia đình như đồ dùng ăn uống, ly, tách…
+ Ngoài ra, vi khuẩn hp cũng lây nhiễm qua thực phẩm khi trẻ ăn phải các thực phẩm đã nhiễm vi khuẩn hp như nước, rau, thịt…
Nghiên cứu của Cơ Quan Y Tế Đức “Khảo sát 305 trẻ em trong độ tuổi 5-7 tuổi trong 6 tháng tại 1 làng của đức 10.2% trẻ em bị nhiễm vi khuẩn hp, khi kiểm tra khuẩn hp ở cha mẹ thấy rằng 36.5% bà mẹ nhiễm khuẩn hp dương tính, 22.5% người cha nhiễm bệnh hp.
Khi so sánh kết quả các nhà nghiên cứu đã thấy sự gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hp từ cha mẹ sang cho con rất cao.
+ Cụ thể nếu mẹ xét nghiệm vi khuẩn hp âm tính, tỷ lệ trẻ em bị nhiễm hp chỉ 5.1% thay vì 17.5% nếu xét nghiệm mẹ bị nhiễm hp dương tính.
+ Xét nghiệm nếu cha âm tính hp, tỷ lệ trẻ em chỉ nhiễm hp 6.8% nhưng khi cha xét nghiệm hp dương tính con bị nhiễm lên đến 19.1%.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ cha mẹ bị nhiễm hp sẽ lây sang con trẻ cao gấp 3.9 lần so với cha mẹ xét nghiệm vi khuẩn hp âm tính.
Trẻ em nhiễm vi khuẩn hp không điều trị có được không?
Theo các nhà nghiên cứu Đức, Vi khuẩn hp là loại vi khuẩn sống tàng hình và dai dẳng nhất nên không lạ gì khi cha mẹ nhiễm vi khuẩn hp mà không lây nhiễm sang cho con trẻ.
Loại vi khuẩn này không giống như các loại vi khuẩn cảm cúm thông thường vì giai đoạn đầu hầu như vi khuẩn hp không gây ra bất kỳ hậu quả nào vì thế không ai nhận ra mình đang bị nhiễm vi khuẩn hp.
Thậm chí vi khuẩn hp có thể sống trong nhiều năm trong dạ dày mà không gây ra bất kỳ triệu chứng gì tuy nhiên nhiễm trùng khuẩn hp dần dài gây ra hệ luỵ về đường tiêu hoá và các bệnh sau này trong cuộc sống.
+ Sức khoẻ của trẻ em giảm sút
+ Hoạt động hàng ngày như ăn uống không ngon miệng
+ Học hành kém hiệu quả
Nếu nhiễm vi khuẩn hp mà không điều trị về lâu dài vi khuẩn hp đã ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày của trẻ có thể gây ra các bệnh viêm dạ dày, xuất hiện cơn đau dạ dày thường xuyên, bệnh trào ngược dạ dày, loét dạ dày và thậm chí ung thư dạ dày.
Theo thống kê của Trung Tâm Nghiên cứu và Phòng Dịch (CDC), nhiễm vi khuẩn hp 90% gây ra loét tá tràng, 80% gây ra loét dạ dày.
Ngoài ra, vi khuẩn hp là nguyên nhân chính gây ra
+ Viêm dạ dày ở trẻ em
+ Làm tăng nguy cơ tái đi tái lại bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra các triệu chứng ợ nóng
+ Làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 2-6 lần.
Chính vì thế điều trị vi khuẩn hp dương tính và phòng vi khuẩn hp lây nhiễm cho trẻ em và người lớn là rất cần thiết
Cách phòng lây nhiễm vi khuẩn hp cho trẻ
+ Vệ sinh cá nhân thật tốt nư rửa tay bằng xà bông
+ Ăn thực phẩm đã được làm sạch và nấu chín là cách phòng vi khuẩn hp hiệu quả nhất.
+ Uống nước sạch sẽ an toàn
Triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày nhiễm khuẩn hp
+ Đau dạ dày từng cơn
+ Đau xảy ra 2 đến 3 giờ sau bữa ăn
+ Cơn đau chỉ diễn ra vài hoặc vài tuần rồi hết
+ Cơn đau dạ dày xảy ra vào giữa đêm khi bụng của con bạn trống rỗng
+ Các cơn đau giảm sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng axit.
Các triệu chứng khác khi trẻ bị viêm dạ dày hp có thể gặp:
+ Giảm cân
+ Ăn mất ngon
+ Đầy bụng hoặc đầy hơi
+ Ợ hơi
+ Bị đau bụng hoặc buồn nôn
+ Nôn mửa
Cách điều trị viêm dạ dày vi khuẩn hp cho trẻ em
Phác đồ điều trị vi khuẩn hp thường kết hợp phác đồ 2 kháng sinh và một thuốc ức chế bơm proton để giảm axit dạ dày, thời gian uống 2 ngày 1 lần kéo dài từ 7-14 ngày tuỳ theo tình trạng bác sĩ cho thời gian uống cụ thể.
Tuy nhiên lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm dạ dày hp ở trẻ có thể gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa, viêm lưỡi, ăn uống kém hẳn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó ngủ, tâm trạng thất thường…
Lưu Ý: Trường hợp cha mẹ – Trẻ em đang bị viêm dạ dày nhiễm vi khuẩn hp đang điều trị kháng sinh hoặc muốn phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn hp hiệu quả hơn cho cả gia đình, an toàn không tác dụng phụ.