Chuối là quả của acuminata Musa. Acuminata có nghĩa là nhọn dài hoặc thuôn nhọn, tuy nhiên từ này không dùng để miêu tả quả mà dùng để miêu tả hình dáng của hoa.
Antonius Musa là bác sĩ riêng của hoàng đế La Mã Octavius Augustus, và chính ông là người đã thúc đẩy việc trồng loại trái cây khác thường ở châu Phi từ năm 63 đến năm 14 trước Công nguyên.
Các thủy thủ Bồ Đào Nha đã mang chuối đến châu Âu từ Tây Phi vào đầu thế kỷ XV.
Tên tiếng Guinea của loại trái cây này là banema, trong tiếng Anh là banana, lần đầu tiên được tìm thấy trên báo in vào thế kỷ XVII.
Chuối ban đầu đã được trồng và tiêu thụ từ thời cổ đại, thậm chí trước cả việc trồng lúa. Mặc dù chuối phát triển mạnh ở Châu Phi, nguồn gốc của loại cây này được cho là ở Đông Á và Châu Đại Dương.
Các thủy thủ mang chuối đến Quần đảo Canary và Tây Ấn, cuối cùng chuối đến Bắc Mỹ do một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha tên là Friar Tomas de Berlanga.
Đọc tiếp: Lịch sử của các món ăn làm từ cà chua
Có thể bạn chưa biết: Các loại chuối hiện nay có vị ngọt vì đã được gây đột biến
Những loại chuối được nhắc đến trong bài này không phải là chuối vỏ vàng và có vị ngọt mà chúng ta biết ngày nay, mà là giống có màu đỏ và xanh, thường được dùng để nấu ăn, ngày nay thường chúng ta thường gọi là chuối rừng để phân biệt với loại chuối ngọt.
Chuối ngọt vàng là một dòng đột biến của chuối dùng để nấu, được phát hiện vào năm 1836 bởi Jean Francois Poujot, người Jamaica, ông đã phát hiện một trong những cây chuối trong đồn điền của mình ra quả màu vàng thay vì màu xanh hoặc đỏ. Khi nếm thử phát hiện mới, anh ấy thấy loại chuối này ngọt ở trạng thái mà không cần nấu chín. Anh nhanh chóng bắt tay vào trồng giống ngọt này.
Chẳng mấy chốc, chúng được nhập khẩu từ vùng Caribe đến New Orleans, Boston và New York, và được coi là một món ăn độc đáo, ban đầu người ta thưởng thức loại trái cây độc lạ này bằng cách đặt lên dĩa sau đó dùng nĩa và muỗng. Chuối ngọt đã trở thành xu hướng tại Triển lãm trăm năm Philadelphia năm 1876, được bán với giá 10 xu mỗi quả.