Lá xạ đen có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh nan y thời hiện đại như ung thư, mỡ trong máu… Tuy nhiên cách dùng và liều lượng như thế nào còn tùy thuộc vào từng căn bệnh khác nhau mà nhiều người chưa nắm rõ những thông tin y học của loại thảo mộc này. Trà Thảo Mộc HP xin chia sẻ những thông tin về những công dụng tuyệt vời của lá xạ đen khô và lá xạ đen tươi trong những bài thuốc hay trong chuyên mục bài viết hôm nay.
Lá cây xạ đen là gì?
Trong tiếng Mường thì xạ nghĩa là gan mật nên xạ đen có nghĩa là một loại thảo mộc quý để bảo vệ sức khỏe cho con người. Cây xạ đen hay còn được gọi là cây bạch vạn hoa, cây bách giải hoặc cây dót thuộc chi dây gối có tên khoa học là Celastrus Hindsii. Nhà khoa học người Anh tên là George Bentham mô tả cây xạ đen năm 1851 là loại cây mọc hoang nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị các khối u và ung thư ra tốt.
Cách nhận dạng cây xạ đen về hình dáng bên ngoài là cây bụi thân gỗ cao khoảng 2 đến 6 mét, mỗi cành xạ đen đều có lông tơ màu nâu xám mịn bao phủ. Lá xạ đen mọc so le có đầu lá nhọn và lá có hình bầu dục. Hai bên mép lá phủ 7 cặp gân phụ, không có răng cưa và lông bao phủ. Cây lá xạ đen không rụng theo mùa, hoa màu trắng mọc thành chùm vào thời điểm cuối xuân đầu hè hàng năm.
Tuy có nguồn gốc Châu Á nhưng cây xạ đen mọc nhiều ở khu vực các nước Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Indonesia…Đặc điểm nổi bật của loài cây xạ đen chỉ mọc ở những vùng núi có độ cao trên 1000 mét khu vực phía Bắc nước ta như Ninh Bình, Huế và Hòa Bình.
Cây xạ đen có những đặc điểm gì khác biệt với cây xạ vàng ?
Theo nghiên cứu khoa học về giống thì cây xạ đen có đến 2 loại là xạ đen và xạ vàng. Tuy nhiên người ta chỉ quan tâm đến cây xạ đen vì nó chứa nhiều dược tính quý giá hơn cây xạ vàng. Cho nên việc phân biệt cây xạ đen giúp ích cho việc chọn lựa nguyên liệu làm thuốc. Đầu tiên là thân cây xạ đen dày và màu sắc cũng đậm màu hơn cây xạ vàng.
Đồng thời màu sắc lá cây xạ đen là màu xanh ánh tím và đặc biệt là lá xạ đen khô cũng không bị dòn hay vỡ vụn như lá cây xạ vàng sau khi phơi khô. Còn thân cây xạ đen khô có mùi thơm và màu đen óng của nhựa cây tươm ra ngoài. Ngược lại cây xạ vàng lại đổi màu trắng và không có mùi.
Người ta thu hái cây xạ đen quanh năm sử dụng toàn thân trừ bộ rễ cây. Sau khi cắt thành khúc nhỏ người ta mới đem rửa sạch rồi tiến hành phơi hay sấy khô cây xạ đen.
Người dân tộc Mường thường bảo quản lá xạ đen khô dùng dần bằng cách uống lá xạ đen thay trà hàng ngày.
Xem thêm: Những loại trà uống trị bệnh của Trà Thảo Mộc HP
Công dụng của lá xạ đen tươi chữa bệnh gì?
Được mệnh danh là một trong những “thần dược” có công dụng của lá xạ đen hỗ trợ điều trị bệnh nan y như ung thư bằng cách dùng cả lá và thân xạ đen phơi khô làm trà thảo mộc uống hàng ngày. Ngoài ra, lá xạ đen còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và ổn định huyết áp cho cơ thể khi uống nước lá xạ đen hàng ngày. Bởi vì dược tính của cây xạ đen trong y học cổ truyền là loại thảo mộc có vị đắng hơi chát, tính hàn nên có tác dụng giải độc gan, chữa mụn nhọt, tiêu viêm, vàng da…
Hơn nữa theo các nghiên cứu khoa học hiện đại thì tìm thấy trong thân và lá xạ đen các hoạt chất acid amin như tanin, flavonoid, triterpenoid, các đồng đẳng polyphenol. Những loại hoạt chất có khả năng ức chế khối u hay các tế bào (1) ung thư phát triển nhanh nên được lựa chọn làm nguyên liệu trong phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Bằng cách dùng lá xạ đen hay cách uống lá xạ đen dạng trà thảo mộc hoặc thuốc nam tổng hợp xạ đen và trinh nữ hoàng cung. Bên cạnh công dụng của lá xạ đen giúp ngăn ngừa sự phát triển của u và bướu ác tính thì trà xạ đen rất thích hợp với người lớn tuổi trị các chứng huyết áp cao, mất ngủ…
Đối với việc điều trị bệnh về gan thì xạ đen có nhiều công dụng cho người bị xơ gan, viêm gan B hay men gan thấp… Đặc biệt là việc điều trị bệnh tiểu đường, thông kinh lạc, máu nhiễm mỡ hay chữa rối loạn tiêu hóa, cầm máu, kháng khuẩn kháng viêm và tăng sức đề kháng.
Cách dùng cây xạ đen hay uống lá xạ đen tươi có tốt không giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể bằng cách sắc uống. Nhưng tùy theo thể trạng và từng căn bệnh mà bạn lựa chọn liều lượng thích hợp.
Xem thêm: Trà Dây Trị Đau Dạ Dày Tốt Không? Tác Dụng Bao Lâu